Bà lão nhà đối diện ngã gãy chân, cả trăm ngày dưỡng bệnh đều được con dâu cơm bưng nước rót, chăm nom đâu ra đó. Bây giờ chân bà đỡ rồi, con dâu mỗi ngày đi làm về đều cùng mẹ chồng tập đi lại. Bà nói nói bà lấy được cô con dâu còn thân với bà hơn cả con gái.
Mấy bà lão khác trong xóm đều ngưỡng mộ cô con dâu như vậy. Họ thường nhìn theo bóng dáng cô mà thở dài: “Nếu mà tôi có nằm liệt giường, có cô con dâu như vậy thì cũng vui.”
Bà lão nọ trong xóm cũng than thở, bà có mỗi một mụn con trai, khó khăn lắm mới lấy được vợ cho nó, nhưng cô con dâu này có đúng là con dâu? Cơm không biết nấu, rau không biết nhặt, có chuyện gì cũng gọi con trai bà đến giúp. Ở đâu ra kiểu con dâu như vậy chứ?
Cuối tuần, bà lão đi dạo hóng gió trong xóm, vừa khéo gặp cô con dâu nhà đối diện đang dắt con đi chơi.
Bà lão nói: “Mẹ chồng cháu thật hạnh phúc, có được cô con dâu tốt như cháu.” Bà lão nhắc đến con dâu mình, những điều chưa bằng lòng về con dâu bà cho thấy dường như con dâu bà và con dâu nhà đối diện trái ngược nhau hoàn toàn.
Con dâu nhà đối diện nghe bà nói chỉ mỉm cười, đợi bà nói xong mới nói: “Bác ơi, cháu có thể hỏi bác vài câu không ạ? Bác đừng giận cháu nhé. ”
Bà lão đáp: “Xem cháu kìa, giận gì chứ!”
- Cô ấy tan làm muộn gọi con trai bác đến đón, bác thấy sao ạ?
- Bực mình. Con trai bác đi làm đi làm về mệt như thế, cô ta có phải là không biết đường đâu.
- Con dâu bác sinh cho bác cháu trai hay cháu gái ạ?
-Cháu gái.
- Vậy bác thấy thế nào ạ?
- Bác giận, xem xem nhà người ta ai cũng sinh con trai, ai nấy đều nở mày nở mặt.
- Khi con dâu bác ở cữ, từ sáng đến tối bác có hỏi han cô ấy không ạ? Bác cảm thấy thế nào ạ? Bác có để ý chăm sóc cô ấy không ạ?
- Bác thấy bọn trẻ bây giờ sinh ra trong sung sướng mà không biết hưởng. Không phải làm gì còn kêu chán, không phải chỉ là sinh con thôi sao? Hồi đó bác sinh con chưa được bao lâu đã phải xuống giường đi làm kiếm cái ăn rồi.
- Thật ra, cháu với con dâu bác giống nhau.
- Làm gì giống? Ai mà không biết cháu là cô con dâu tốt chứ.
- Cháu lúc trước cũng không biết nấu cơm. Lúc cháu vào giúp mẹ chồng cháu ở trong bếp, mẹ cháu bảo cháu ra ngoài xem tivi, mình mẹ làm cũng được.
- Bà lão nọ sững người một lúc.
- Lúc cháu đi làm về muộn, mẹ chồng cháu sẽ bảo chồng cháu đến đón cháu. Mẹ cháu nói phụ nữ đi đường muộn không an toàn. Khi cháu mang thai, mẹ chồng cháu ngày ngày chăm sóc cháu, không để cháu làm bất kì việc gì, còn chuẩn bị hết tất cả đồ dùng cho cháu và em bé, chờ mong ngày em bé chào đời.
- Bà lão nọ lúc này đã có chút ngại ngùng.
- Cháu cũng sinh con gái. Thời gian cháu ở cữ đúng một tháng, mẹ cháu ngày ngày mang cơm cho cháu, có thời gian thì cùng cháu trò chuyện, buổi tối thì trông con giúp cháu, không cho cháu bế. Mẹ cháu nói phụ nữ cả đời lúc khó chịu nhất chính là thời gian này, đẻ mổ rất đau, hại sức khỏe, xem tivi nhiều sẽ hại mắt, ra ngoài cũng không nên, một ngày chỉ đối diện với bốn bức tường dài bằng cả năm.
Bà lão nọ lúc này cũng không còn ngẩng cao đầu nữa.
Mẹ chồng cháu thường nói, mẹ chồng nàng dâu, mười năm nhìn mẹ chồng, mười năm xem nàng dâu. Bây giờ thì mọi người đều thấy cháu đối với mẹ chồng như đối với mẹ đẻ, mọi người không thấy được trước giờ mẹ đối với cháu như với con gái ruột.
Bà lão nọ muốn nói gì đó nhưng không mở nổi miệng nữa.
- Bác ạ, bác nói xem cháu gặp được mẹ chồng tốt như vậy, cháu sao có thể không làm một cô con dâu tốt ạ?
Đúng vậy, cho đi như nào sẽ nhận lại như vậy mà.
Bà lão nọ nghĩ sáng mai nhất định phải dậy sớm, gà và cá ở chợ sớm rất tươi ngon, con dâu bà rất thích ăn.
Mười năm nhìn mẹ chồng, mười năm xem nàng dâu. Nói một cách đơn giản, mười năm đầu của hôn nhân là lúc nàng dâu gặp nhiều khó khăn và cần được giúp đỡ nhất. Mới về nhà chồng chưa thể quen ngay, lúc mang thai còn không được thoải mái, thời gian ở cữ cần được chăm sóc, lúc bận bù đầu cần người giúp trông con…
Còn mười năm này lại là mười năm nhàn nhã nhất của mẹ chồng, sức khỏe vẫn tốt, nghỉ hưu rồi nhiều thời gian rảnh rỗi, cũng là lúc tốt nhất để cùng nàng dâu bồi đắp tình cảm. Khi nàng dâu mới về nhà chồng được mẹ chồng đưa tay ra giúp đỡ, nàng dâu có thể không cảm kích sao?
Mười năm sau, lúc này sức khỏe mẹ chồng cũng không còn được như trước, đây là lúc mẹ chồng cần đến nàng dâu. Nếu lúc đầu mẹ chồng không làm tròn trách nhiệm của mình, có được mấy nàng dâu cam tâm tình nguyện đối xử tốt với mẹ chồng? Những năm đầu của hôn nhân, trách nhiệm của mẹ chồng chiếm đến 70%. Tôi dám khẳng định ít nhất đến chín trên mười các nàng dâu khi vừa kết hôn đều mong muốn hiếu thuận với bố mẹ chồng, gia đình êm ấm, hòa thuận. Khi mẹ chồng đã làm hết những gì cần làm và có thể làm, có con dâu nào không dùng hết tâm tư để hiếu thuận lại với bố mẹ chồng?
-Dành cho những cuộc tranh luận ko hồi kết-