Lụm được trên facebook, thấy người ta share quá trời luôn, chắc là hữu ích cho mọi người nên rinh về đây.
- BỊ ONG ÐỐT: Hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích
- HUYẾT ÁP CAO: ăn nhiều rau cần
- UỂ OẢI: Uống B-complex và amino acid.
- CHOLESTEROL XẤU: uống sinh tố chứa nhiều vitamin E.
- HAY QUÊN: Uống nhân sâm (gingsen).
- HÔI NÁCH: Hãy ăn nhiều rau ngò.
- KHÓ CHỊU TRƯỚC KỲ KINH NGUYỆT: Hãy uống sinh tố B6.
- KHÓ NGỦ: Uống sinh tố B6 sẽ dễ ngủ hơn.
- LÊN CƠN SUYỂN: hãy uống ngay 1 ly cà phê đậm.
- MUỐN HẾT NGÁY: Hãy ôm gối khi ngủ, hoặc nằm nghiêng hẳn về phía tay trái
- MUỐN KHÔNG BỊ MUỖI CHÍCH: Uống nhiều sinh tố B1.
- MỎI LƯNG: Hãy uống sinh tố B5 và B-complex.
- MỤN: hãy ăn nhiều đậu.
- MỤN CÓC: Dùng sinh tố chứa nhiều vitamin A sẽ hết.
- MẮT CƯỜM: dùng sinh tố B2.
- NẤC CỤC: Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức.
- NHỨC RĂNG: Ðể một cục nước đá trên huyệt hợp cốc giữa ngón trỏ & ngón cái sẽ bớt 80%.
- NỔI MỤT TRONG MIỆNG: Dùng 1-2 ngày với chất kẽm (Zinc).
- NÔN MỬA: Uống trà gừng hoặc nhai sống vài lát gừng sẽ hết.
chia sẻ để mọi người cùng biết .
P/s:
Bổ sung thêm các sinh tố B mà các bạn hỏi, tks bạn Thu Nguyễn chia sẻ.
Sinh tố B1 . Thiếu sinh tố B1, con người trở nên dễ mệt mỏi, kém tập trung, ăn không ngon, đau bụng, buồn nôn, đầu ngón tay tê dại, nhịp tim nhanh, mất cảm giác vì viêm dây thần kinh ngoại vi, sưng phù cơ thể...
Sinh tố B1 (hoặc thiamine) có nhiều trong mầm lúa mì, mầm đậu nành, hạt hướng dương, gạo lức, lòng đỏ trứng, gan động vật, thịt nạc, cá...
Nhu cầu hàng ngày của cơ thể với sinh tố B1 là từ 1-3mg.
Sinh tố B2 . Các dấu hiệu do thiếu sinh tố B2 gồm có: cơ thể mệt mỏi, vết thương chậm lành, thủy tinh thể đục, mắt cay không chịu được ánh sáng mạnh, lưỡi đau, môi nứt nẻ, da khô, tóc dễ gẫy, móng tay chân giòn...
B2 có nhiều trong sữa, phó mát, thịt nạc, tim gan thận động vật, trứng, hạt ngũ cốc, rau có lá mầu lục... Mỗi ngày cơ thể cần 1,5mg B2.
Sinh tố B3 . Khi thiếu sinh tố B3 hoặc Niacin, các triệu chứng sau đây có thể xẩy ra: giảm sinh lực, mất ngủ, hay quên, tâm thần căng thẳng, lo âu, tính tình gắt gỏng; nhức đầu, sưng và chẩy máu ở nuớu răng, viêm ngứa trên da... Thiếu trầm trọng có thể đưa tới bệnh Pellagra với viêm da, rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, giảm cân, giảm trí nhớ...
Sinh tố này có nhiều trong các thực phẩm giầu chất đạm như gan, thận, thịt nạc, cá, nấm, các loại hạt, sữa, ngũ cốc, rau, trứng... Nhu cầu hàng ngày từ 5 tới 17mg sinh tố B3.
Sinh tố B6 . Thiếu sinh tố B6 (Pyridoxine) có những biểu hiện như giảm sinh lực, ăn mất ngon, mất ký, ngủ mê, buồn rầu, tinh thần dễ bị kích động, cơ co rút và yếu, tê đầu ngón tay, da khô, thiếu hồng cầu, da chung quanh mắt, mũi, miệng trở nên nhờn và đóng vẩy,...
Trẻ em thiếu sinh tố này thường hay lên cơn động kinh, bẳn tính...
B6 có nhiều trong cám gạo và lúa mì, hạt hướng dương, có ít hơn trong trái chuối, trái bơ, cá, thận, gan, thịt gà, đậu nành... Nhu cầu sinh tố B6 khoảng 2mg/ngày.
Sinh tố B12 . Mỗi ngày, nhu cầu sinh tố B12 là từ 2 đến 4mcg. Nếu ăn 100gram thịt bò là đã có đủ số lượng B12 này.
Thiếu sinh tố B12 thường thấy ở người chỉ ăn rau trái cây hoặc những người không sản xuất được yếu tố nội tại tạo sinh tố B12 vì bị cắt bỏ bao tử, thiếu máu ác tính, nhiễm ký sinh trùng Dấu hiệu thiếu sinh tố B12 gồm có: lưỡi viêm đỏ, cơ thể yếu đuối, ăn không ngon, da vàng nhợt, khó thở, giảm cân, đi đứng không vững, rối loạn thần kinh, tính tình cáu kỉnh, buồn rầu..
Gan là cơ quan chứa nhiều sinh tố B12 nhất rồi đến thận, tim, thịt bò, cá, lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua, phó mát, sò, cua... Thực phẩm thực vật không có sinh tố B12.